MÀU TỰ NHIÊN ĐANG THẤT THẾ
22/01/2015 | Tin tennis
Trong suốt chiều dài lịch sử, tennis ngoài trời được chơi trên các sân tự nhiên có màu tự nhiên như cỏ và đất nện. Công nghệ phát triển cho ra các loại mặt sân như nhựa tổng hợp hay thảm, và chúng cũng mang màu truyền thống như xanh lục hay đỏ, để che lấp đi sự nhân tạo.
Mặt sân ngày càng đa sắc
Nhưng chuyện che lấp bây giờ không cần thiết nữa, các giải đấu sơn mặt sân với rất nhiều màu: màu tím ở Miami và Doha, màu đỏ gạch ở các sân đất nện châu Âu, màu xanh lam thẳm ở Bắc Mỹ, thậm chí là màu be ở Stockholm, màu xám tro ở Zurich, màu đen ở Moscow...
Năm 2000, ATP bắt đầu cho phép dùng màu tím ở các giải đấu. Năm 2005, US Open đổi từ màu xanh lục sang màu xanh lam. Australian Open năm 2008 còn dùng hai màu xanh lam, màu sáng hơn ở rìa sân và màu tối hơn ở trong sân. Giải Madrid Open năm nay chuyển mặt sân đất nện của họ từ màu đỏ sang màu xanh lam đâm.
“Tôi nghĩ chúng ta nên dùng những màu truyền thống. Giữ màu đất sét đúng màu của nó, đừng làm mặt sân cỏ thành màu da cam, như vây sẽ rất kỳ cục”, tay vợt huyền thoại Federer phản đối những sự thay đổi. Song, có những yếu tố khiến sự thay đổi phải diễn ra.
Marketing là một trong các yếu tố khiến màu các mặt sân thay đổi. Đôi khi màu sân tạo ra đặc trưng riêng cho một giải đấu, qua đó góp phần xây dựng thương hiệu giải đấu đó. Đôi khi mặt sân được sơn màu chủ đạo của nhà tài trợ chính, để sản phẩm của họ dễ được nhận biết.
Tuân theo “bánh xe màu”
Nhưng chọn màu để sử dụng khá phức tạp. Màu mặt sân phải được chọn sao cho trái bóng màu vàng thường xuyên bay với tốc độ 150-200 km/h dễ nhìn đối với các tay vợt, các khán giả ngồi trên sân và ngồi trước máy thu hình.
Theo “bánh xe màu” được nhà bác học lsaac Newton lần đầu tiên đề xướng vào thế kỷ 17 màu tím và màu lam được dùng cũng có lý của nó vì những màu này ngược hẳn 180 độ so với màu vàng của trái bóng. Năm 1972, màu vàng được chính thức sử dụng cho trái bóng ở các giải đấu, thay cho trái bóng màu trắng. Wimbledon là giải “cứng đầu” nhất, vì đến năm 1986, họ mới dùng bóng màu vàng.
John Graham, giám đốc điều hành của công ty DecoTurf chuyên thiết kế và xây dựng các sân tennis, thường dùng “bánh xe màu” để tư vấn cho khách hàng của ông chọn màu mặt sân. Trên website của DecoTurf còn có phần để tự khách hàng phối màu trong và rìa sân (http://www.decoturf.com/colors.html).
Chính ra những màu sân truyền thống khiến khán giả khó nhìn hơn, như màu đỏ của mặt sân Roland Garros chẳng hạn. Trên “bánh xe màu”, màu đỏ khá gần với màu vàng. Khi bụi gạch đỏ của sân bay mù mịt hay khi trời không quang lắm, rất khó nhìn thấy trái bóng màu vàng, đó là chưa kể trái bóng nỉ nhanh chóng bị “nhuộm màu” bởi bụi gạch đỏ bám vào lông. Cũng theo “bánh xe màu” thì màu xanh lục và màu vàng ít tương phản nhất, nghĩa là màu xanh của cỏ không còn hợp lý rồi.
Phản ứng tích cực từ nhiều phía
US Open từ khi bắt đầu tổ chức năm 1881 trên mặt sân cỏ tự nhiên. Trong giai đoạn 1975-1977 họ dùng sân đất nện. Đến năm 1978, họ chuyển qua dùng mặt sân tổng hợp nhưng do vẫn hoài niệm mặt sân cỏ nên họ chọn màu lục để sơn mặt sân. Trước khi thay đổi màu sân, hiệp hội tennis Mỹ USTA đã tham vấn DecoTurf và hãng này đưa ra hai đề xuất: màu lam và màu đỏ tươi. Cuối cùng, màu đỏ bị loại vì bị phai trời mưa nắng, màu đỏ sẽ về gần với màu vàng.
Arlen Kantarian, giám đốc điều hành USTA, là người chủ trì dự án đổi màu sân cho US Open năm 2005, khi đó đã nói: “Lẽ ra chúng tôi phải đổi qua màu lam từ cách đây 50 năm. Nếu bạn nhìn lại những trận đấu cách đây 2 năm thôi, bạn có cảm tưởng chúng diễn ra trong thập niên 1940”.
Gayle Bradshaw, phó chủ tịch ATP phụ trách luật và thi đấu nói về việc phát triển màu sân: “Hơi khó để đo được điều này tích cực thế nào với các tay vợt nhưng tôi thấy các khán giả phấn khích hẳn lên”.
Thật ra thì các tay vợt lo lắng với chuyện màu của tấm bảng đặt hai đầu sân thôi vì nó ảnh hưởng nhiều đến thị lực của họ, họ có vẻ thích những màu đậm. “Tôi thích màu lam đậm, và cả màu tím. Nó tương phản nhiều với màu trái bóng, giúp tôi tập trung vào trái bóng hơn”, tay vợt Kim Clijsters nói.
Clijsters cũng công nhận rằng mặt sân Roland Garros khiến cô hơi vất vả trong việc tập trung vào trái bóng. Nhưng cũng như Federer, Clijsters không ủng hộ sự thay đổi thái quá, như ở Madrid: “Đất sét màu lam? Nó có vẻ phản tự nhiên”.
Graham, giám đốc của DecoTurf, cho rằng màu lam và màu tím đang trở nên phổ thông ở các sân công cộng, tuy nhiên màu lục vẫn là màu bán chạy nhất ở công ty. Đúng là để thay đổi một thói quen thì một không phải ít thời gian.
Nhưng chuyện che lấp bây giờ không cần thiết nữa, các giải đấu sơn mặt sân với rất nhiều màu: màu tím ở Miami và Doha, màu đỏ gạch ở các sân đất nện châu Âu, màu xanh lam thẳm ở Bắc Mỹ, thậm chí là màu be ở Stockholm, màu xám tro ở Zurich, màu đen ở Moscow...
Năm 2000, ATP bắt đầu cho phép dùng màu tím ở các giải đấu. Năm 2005, US Open đổi từ màu xanh lục sang màu xanh lam. Australian Open năm 2008 còn dùng hai màu xanh lam, màu sáng hơn ở rìa sân và màu tối hơn ở trong sân. Giải Madrid Open năm nay chuyển mặt sân đất nện của họ từ màu đỏ sang màu xanh lam đâm.
“Tôi nghĩ chúng ta nên dùng những màu truyền thống. Giữ màu đất sét đúng màu của nó, đừng làm mặt sân cỏ thành màu da cam, như vây sẽ rất kỳ cục”, tay vợt huyền thoại Federer phản đối những sự thay đổi. Song, có những yếu tố khiến sự thay đổi phải diễn ra.
Marketing là một trong các yếu tố khiến màu các mặt sân thay đổi. Đôi khi màu sân tạo ra đặc trưng riêng cho một giải đấu, qua đó góp phần xây dựng thương hiệu giải đấu đó. Đôi khi mặt sân được sơn màu chủ đạo của nhà tài trợ chính, để sản phẩm của họ dễ được nhận biết.
Tuân theo “bánh xe màu”
Nhưng chọn màu để sử dụng khá phức tạp. Màu mặt sân phải được chọn sao cho trái bóng màu vàng thường xuyên bay với tốc độ 150-200 km/h dễ nhìn đối với các tay vợt, các khán giả ngồi trên sân và ngồi trước máy thu hình.
Theo “bánh xe màu” được nhà bác học lsaac Newton lần đầu tiên đề xướng vào thế kỷ 17 màu tím và màu lam được dùng cũng có lý của nó vì những màu này ngược hẳn 180 độ so với màu vàng của trái bóng. Năm 1972, màu vàng được chính thức sử dụng cho trái bóng ở các giải đấu, thay cho trái bóng màu trắng. Wimbledon là giải “cứng đầu” nhất, vì đến năm 1986, họ mới dùng bóng màu vàng.
John Graham, giám đốc điều hành của công ty DecoTurf chuyên thiết kế và xây dựng các sân tennis, thường dùng “bánh xe màu” để tư vấn cho khách hàng của ông chọn màu mặt sân. Trên website của DecoTurf còn có phần để tự khách hàng phối màu trong và rìa sân (http://www.decoturf.com/colors.html).
Chính ra những màu sân truyền thống khiến khán giả khó nhìn hơn, như màu đỏ của mặt sân Roland Garros chẳng hạn. Trên “bánh xe màu”, màu đỏ khá gần với màu vàng. Khi bụi gạch đỏ của sân bay mù mịt hay khi trời không quang lắm, rất khó nhìn thấy trái bóng màu vàng, đó là chưa kể trái bóng nỉ nhanh chóng bị “nhuộm màu” bởi bụi gạch đỏ bám vào lông. Cũng theo “bánh xe màu” thì màu xanh lục và màu vàng ít tương phản nhất, nghĩa là màu xanh của cỏ không còn hợp lý rồi.
Phản ứng tích cực từ nhiều phía
US Open từ khi bắt đầu tổ chức năm 1881 trên mặt sân cỏ tự nhiên. Trong giai đoạn 1975-1977 họ dùng sân đất nện. Đến năm 1978, họ chuyển qua dùng mặt sân tổng hợp nhưng do vẫn hoài niệm mặt sân cỏ nên họ chọn màu lục để sơn mặt sân. Trước khi thay đổi màu sân, hiệp hội tennis Mỹ USTA đã tham vấn DecoTurf và hãng này đưa ra hai đề xuất: màu lam và màu đỏ tươi. Cuối cùng, màu đỏ bị loại vì bị phai trời mưa nắng, màu đỏ sẽ về gần với màu vàng.
Arlen Kantarian, giám đốc điều hành USTA, là người chủ trì dự án đổi màu sân cho US Open năm 2005, khi đó đã nói: “Lẽ ra chúng tôi phải đổi qua màu lam từ cách đây 50 năm. Nếu bạn nhìn lại những trận đấu cách đây 2 năm thôi, bạn có cảm tưởng chúng diễn ra trong thập niên 1940”.
Gayle Bradshaw, phó chủ tịch ATP phụ trách luật và thi đấu nói về việc phát triển màu sân: “Hơi khó để đo được điều này tích cực thế nào với các tay vợt nhưng tôi thấy các khán giả phấn khích hẳn lên”.
Thật ra thì các tay vợt lo lắng với chuyện màu của tấm bảng đặt hai đầu sân thôi vì nó ảnh hưởng nhiều đến thị lực của họ, họ có vẻ thích những màu đậm. “Tôi thích màu lam đậm, và cả màu tím. Nó tương phản nhiều với màu trái bóng, giúp tôi tập trung vào trái bóng hơn”, tay vợt Kim Clijsters nói.
Clijsters cũng công nhận rằng mặt sân Roland Garros khiến cô hơi vất vả trong việc tập trung vào trái bóng. Nhưng cũng như Federer, Clijsters không ủng hộ sự thay đổi thái quá, như ở Madrid: “Đất sét màu lam? Nó có vẻ phản tự nhiên”.
Graham, giám đốc của DecoTurf, cho rằng màu lam và màu tím đang trở nên phổ thông ở các sân công cộng, tuy nhiên màu lục vẫn là màu bán chạy nhất ở công ty. Đúng là để thay đổi một thói quen thì một không phải ít thời gian.
Tác giả bài viết: Tín Nghĩa