Cách chọn và bảo quản giày cho người chơi tennis

16/01/2015 | Thông tin hữu ích

Cách chọn và bảo quản giày cho người chơi tennis

Cách chọn và bảo quản giày cho người chơi tennis
Tennis là môn thể thao giờ đây đã trở nên phổ biến tại Việt Nam và được nhiều người ưa chuộng. Để chơi tốt môn thể thao này thì một trong những yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm đó là việc chọn giày. Một chiếc giầy vừa chân, phù hợp cho môn tennis sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa nguy cơ trong khi tập luyện và thi đấu. Khi thi đấu quần vợt, để tạo được sự thăng bằng tốt trên sân, bàn chân và đôi giày giữ vai trò quan trọng.

Một đôi giày không vừa có thể dễ dàng dẫn tới những vết phồng rộp trên da, đau mắt cá chân và đầu gối, đồng thời hạn chế khả năng di chuyển của bạn. Hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một vài mẹo nhỏ giúp bạn có  thể chọn lựa được một đôi giày phù hợp cho việc luyện tập và thi đấu môn thể thao này.
 
Description: C:\Users\NSS\Desktop\Trainers-2-460x289.jpg
 

1. Loại Chân

Bước đầu tiên trong việc tìm một đôi giày phù hợp là cần phải biết bàn chân của bạn thuộc loại nào. Có ba kiểu chân cơ bản và bạn có thể dễ dàng tự phân loại bằng một cách rất đơn giản. Hãy nhúng bàn chân vào nước, sau đó giẫm thẳng xuống đất, tốt nhất là sàn xi măng để dễ dàng quan sát vết chân.
 
Description: f 300x202 Cách chọn giày để chơi tennis hiệu quả nhất
 
+  Vết chân lõm, tương tự hình trăng lưỡi liềm: bàn chân của bạn tương đối mỏng, lại to ngang. Người xếp trong nhóm này cần chú ý các điểm như sau: Giày thường bị mòn nhiều ở đế, phía bên ngoài gót chân; cần chọn 1 đôi giày có thiết kế phần mũi thoải mái cho các ngón chân. Bạn cũng cần phải có thêm miếng lót phụ để đệm cho chỗ chân lõm.

+  Một bàn chân đầy đặn, không bị lõm: Chân bạn thuộc loại chân dày(chân bẹt). Đây là loại thể trạng rất dễ bị chấn thương khi chơi tennis, cần đặc biệt lưu ý đến việc chọn giày cho thật phù hợp, chú ý nhiều đến loại giày tăng khả năng chịu lực và độ êm (nhất là phần gót). Những người có kiểu chân này thường cần một sự hỗ trợ đặc biệt từ những đôi giày mà họ đi. Một đôi giày được may và dán khéo ở hai bên hông là sự lựa chọn thông minh.

+  Hình dáng bàn chân là sự kết hợp của cả hai kiểu đã nói trên: không quá mỏng, cũng không quá đầy đặn, những người sở hữu bàn chân như thế này sẽ rất thoải mái trong việc chọn dày. Bởi vì họ có thể sử dụng hầu như bất kỳ loại giày nào miễn là nó tạo cảm giác thoải mái hoặc họ có thể thoải mái lựa chọn loại giày chơi trên trên từng loại sân.

2. Hiểu được thiết kế của từng đôi giày

Một khi đã hiểu được kiểu chân của mình, bạn cần có bước tiếp theo là hiểu được thiết kế của mỗi đôi giày mà qua đó, bạn có thể chọn được một đôi phù hợp nhất để có những trận đấu hiệu quả.Có bốn phần của đôi giày mà bạn cần quan tâm:
 
Description: C:\Users\NSS\Desktop\background_tennis.jpg

 + Đế giày: Đây chính là phần giày chạm mặt sân. Thiết kế của đế ngoài sẽ ảnh hưởng tới lực kéo mà bạn sẽ phải tạo ra khi thi đấu trên mặt sân cứng và sân đất nện.  Giày đế dạng xương cá phù hợp với tất cả mọi người. Hơn nữa loại giày này chịu lực tốt, có độ bám sàn khi di chuyển, giữ bàn chân ổn định khi đánh bóng trong lúc chạy. Giày tennis nên nặng hơn giày điền kinh, tuy nhiên bạn nên sắm 2 đôi, 1 đôi nhẹ cho luyện tập bình thường, và 1 đôi nặng cho thi đấu.

 + Mũi giày: Phần đầu của đôi giày còn gọi là mũi giày. Mũi giày thường được làm từ da thật, da tổng hợp hoặc kết hợp của cả hai chất liệu. Khi bạn thử một đôi giày hãy chắc chắn rằng phần mũi giày thực sự thoải mái, và không quá chật. Khi thử giày bạn dùng ngón tay cái đè xuống mũi giày mà không đụng ngón chân cái là được khoản dư này để cho quá trình di chuyển của đôi chân. Nếu bạn thường kiễng chân khi giao bóng, hãy chú ý đến một mũi giày có độ bền cao.

+  Phần đế trong: đây chính là phần mà toàn bộ bàn chân của bạn đặt lên, nhưng lại không ảnh hưởng tới khả năng vận động. Nếu bạn có những vấn đề về bàn chân, hãy kiểm tra xem liệu phần đế trong có thể tháo rời được hay không. Trong những trường hợp đã cũ, phần đế này phải được thay bằng cái mới, có khả năng cung cấp phần đệm tốt hơn.

+  Phần thân giày: Phần thân giày thường được làm từ nhựa tổng hợp hoặc các vật liệu hoá học khác. Đây là phần đệm giữa bàn chân và mặt giày. Với những tay vợt chơi hai hoặc ba ngày một tuần, phần thân giày thường hỏng sau 5 hoặc 6 tháng. Còn với những tay vợt thi đấu thường xuyên hơn hoặc vận động mạnh hơn, phần thân giày sẽ hỏng nhanh hơn. Khi bạn cảm thấy không được hỗ trợ lực đệm như khi đôi giày còn mới, tức là phần thân đã không thể dùng được nữa và bạn cần mua một đôi giày khác

3 . TRọng Lượng của giày

Description: C:\Users\NSS\Desktop\run for boston.jpg
 
 Có một thực tế, giày càng nhẹ, bạn di chuyển trên sân càng nhanh hơn. Vậy tại sao giày tennis luôn nặng hơn giày điền kinh? Nhu cầu chạy và dừng liên tục trong môn quần vợt đòi hỏi mỗi đôi giày phải có đệm, phần đế ngoài siêu bền và tất cả đều phải có sự hỗ trợ lực rất tốt. Chính vì vậy, giày tennis luôn nặng hơn.

Nếu bạn thấy thích hợp với cả giày nặng và nhẹ, đừng ngại ngần dùng cả hai đôi: đôi nhẹ dùng cho các trận đấu thường ngày còn đôi nặng hơn dành cho luyện tập. Bí quyết này đã được nhiều vận động viên điền kinh chạy cự ly dài sử dụng nhiều năm qua. Nếu luyện tập bằng một đôi giày nặng và chơi với đôi giày nhẹ hơn, bạn sẽ có cảm giác mình nhanh nhẹn hơn, có thể dễ dàng tăng tốc trong mỗi cuộc đấu. Và bạn sẽ có cảm giác mình sẽ có thể chạy nhanh hơn.

4 . Loại Giày

- Giày Tấn công. Đặc điểm dễ nhận của đôi giày này là kết cấu giày có mũi nhọn và độ cong của đế lớn . Giày này thường sử dụng cho các VĐV có chiều cao chuẩn trong tennis từ 1m80- 1m90. Ưu thế của loại giày này là khả năng tăng tốc ưu việt, do sự kết hợp hoàn hảo giữa bước chạy và  động năng . Thích hợp cho các VĐV có lối chơi tấn công ở cuối sân , do đế giày có độ cong lớn nên nó hấp thụ động năng trong quá trình nén chân xuống và nó xả ra ngay ở quá trình bắt đầu 1 bước chạy khác là động tác nhấcc chân lên để thực hiện bước chạy kế tiếp vì vậy sự tăng tốc của các VĐV được thực hiện nhanh nhất có thể . Nhược điểm của loại giày này là không bền do kết cấu cong nhiều của đế và tính ổn định kém sơn so với loại giày cân bằng .

- Giày Cân Bằng. Kết cấu giày thường có mũi giày bằng và đế giày có độ cong nhỏ hơn loại trên đế tạo độ bám sát cao . Là loại giày được thiết kế cho các vận động viên có điểm yếu về mặt vận động và duy trì trạng thái vận động , những vận động viên có chiều cao quá khổ trên (1m90) . Thường cần sự cân bằng và duy trì cân bằng đặc biệt khi di chuyển nên hầu hết họ thường dung loại này .

 Một số lưu ý khác :

Khi đi mua giày, bạn cần chú ý một số điều sau đây:

-  Mua giày sau khi bạn đã chơi một trận đấu quần vợt, hoặc vào buổi chiều muộn. Bởi thông thường chân bạn sẽ to hơn từ 5 đến 10% sau những hoạt động mạnh hoặc vào cuối ngày. Và điều quan trọng nữa mà bạn cần nhớ là phải đi cùng một kiểu tất trong mỗi trận đấu. Làm như vậy, bạn sẽ dễ dàng đo chính xác cỡ giày mà bạn muốn sử dụng.

 -  Chọn đôi giày vừa cho bàn chân dài hơn. Trong một vài trường hợp, nhiều người thường có đôi bàn chân không bằng nhau, một to một nhỏ. Khi đó, hãy chọn đôi giày vừa cho bàn chân dài hơn.

 - Nếu thay giày, bạn hãy mang theo đôi cũ. Bạn sẽ không cần phải mất thời gian miêu tả, giải thích mà vẫn có một đôi giày vừa vặn, có đầy đủ các yếu tố hỗ trợ, độ bền... mà bạn cần. Trên thực tế, dù gì người bán hàng cũng sẽ hỏi về kiểu giày bạn từng đi có cảm giác thoải mái nhất.

- Thử nhiều kiểu, lời khuyên cuối cùng cho những tay vợt chơi thường xuyên, là cần thử ít nhất hai hoặc ba kiểu giày khác nhau.

5. Bảo quản giày:


-  Tránh tối đa giặt giày, việc giặt giày thường xuyên sẽ làm giảm đi những chức năng kỹ thuật bên trong đôi giày và làm cho giày kém bền hơn.

-  Trường hợp bạn giặt giày tại nhà hãy thực hiện các bước hướng dẫn sau:

+  Tháo dây giày ra khỏi giày

+ Tháo miếm đệm lót bên trong giày(ngoại trừ một số dôi giày phần đệm lót được dán chặt, bạn không nên cố gắng tháo phần đệm lót.

+  Giặt giày với kem đánh răng hoặc một miếng vãi mềm để làm sạch vết bẩn sau đó giặt lại cẩn thận với nước sạch và phải đảm bảo rằng những chất liệu bên trong giày đã hoàn toàn được xả sạch.

+  Sau khi giặt xong, phơi giày ở nơi khô thoáng, không có ánh nắng chiếu thẳng vào giày.

+  Sau vài giờ, xoay mũi giày lên và mổ ra để các chất liệu bên trong nhanh khô hơn.

+  Không sử dụng giày nếu đôi giày chưa hoàn toàn khô hẳn.

+  Không sử dụng thuốc tẩy hoặc hóa chất nào để làm sạch giày.

+  Không giặt giày và sấy khô giày bằng máy giặt hoắc máy sấy.

Tác giả bài viết: Liên Nguyễn

Nguồn tin: Tín Nghĩa tổng hợp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây