ĐỪNG HỦY DIỆT BẠN CHƠI
30/01/2015 | Thông tin hữu ích
Khi tham gia đánh đôi, bạn không thể chiến thắng nếu không có một người bạn chơi vui vẻ…
Khi tôi huấn luyện một đội tennis thuộc trường đại học tổng hợp Pepperdine, tôi có một tay vợt rất khá. Matt có những vũ khí đáng được thèm muốn trong đánh đôi: giao bóng búa bổ, volley tuyệt vời và những cú trả giao bóng “chết người”.
Đầu tiên, tôi ghép May cùng cặp với Bob, một tài năng khác từng giành chức vô địch đánh đôi thiếu niên quốc gia. Họ là một cặp đầy sinh lực, và cùng nhau đi một bước đường dài để dần trở thành cặp đôi hay nhất trong các trường đại học.
Nhưng đến giữa mùa giải thì phong độ của họ “bốc hơi”. Bob chơi đặc biệt nghèo nàn, đánh hỏng những cú trả giao bóng và volley dễ nhất làm hoài phí những cú giao bóng rất tốt của Matt, do dự và thiếu quả quyết trong mỗi bước di chuyển. Tất cả gánh nặng của đôi đánh này dồn hết lên vai Matt.
Cuối cùng, Matt gặp tôi và nói: “Tôi nghĩ tôi cần một bạn chơi khác. Bob không làm được công việc của anh ấy, tôi không thể bao sân mãi cho anh ấy được”. Tôi không thể không đồng ý với Matt, đưa John vào thay Bob. Sau những bước khởi đầu tôi, cặp Matt-John đi xuống. John thậm chí còn tệ hơn cả Bob khi Bob tệ nhất.
Khi Matt gặp tôi phàn nàn về vấn đề này và yêu cầu thay đổi bạn chơi, tôi đã nhận ra một điều: Chính Matt là người hủy diệt những bạn chơi của mình.
Thông minh, tài năng, Matt có mọi thứ. Nhưng Matt căng thẳng và luôn có cảm giác không được bảo vệ (có nghiên cứu hai đặc tính trên là như nhau ở cả thiên tài lẫn người bất tài).
Matt đã “quật đổ” bạn chơi của anh ta bằng những cử chỉ mang quá nhiều cảm xúc khiến bạn chơi của anh ta luôn cảm thấy có lỗi.
Chỉ một cái nhăn mặt không có chủ tâm cũng khiến người bạn chơi cảm thấy điều đó rồi. Tiếp theo, bạn chơi của Matt rất sợ hãi với những lỗi đánh và rồi họ trở nên tê liệt mỗi khi đứng chung sân với Matt. Sau vụ John, tôi bố trí Matt đứng với một người thần kinh rất vững, vô cảm với những cảm xúc của Matt, và họ trở thành một cặp chơi tốt.
Vấn đề của Matt rất điển hình. Thay vì đơn giản là cố gắng thắng trận đầu anh ta quan tâm đến việc lỗi của ai nếu họ thua hơn. Đó là thảm họa. Nếu một thành viên trong cặp đấu nói những điều kiểu như “Tôi không bao giờ mắc double-fault” hay “Bạn chơi của tôi bỏ lỡ hai cú smash rất ngon ở những thời điểm quan trọng”, thì đó là dấu hiệu của thất bại. Những cặp đôi giỏi chỉ quan tâm đến chiến thắng, không cần biết lỗi của ai nếu họ thua, và họ luôn biết cách nâng sự tự tin của bạn chơi lên.
Một cặp đánh đôi giống như một cặp vợ chồng. Bạn chơi của mình càng hạnh phúc thì càng tốt cho mình. Đừng nói gì còn hơn là nói ra điều gì đó có thể khiến bạn chơi phật ý hay đẩy bạn chơi vào thế phải thay đổi sang những thứ không thoải mái với anh ta.
Thái độ của mình, được thể hiện qua lời nói hay ngôn ngữ cơ thể, có tác động rất lớn đến thái độ của bạn chơi. Luôn lạc quan và tích cực. Nếu mình chơi không tốt, đừng tỏ ra thoái chí. Nếu bạn chơi chơi không tốt, cố gắng đẩy tự tin của anh ta lên với những giúp đỡ vô điều kiện.
Đầu tiên, tôi ghép May cùng cặp với Bob, một tài năng khác từng giành chức vô địch đánh đôi thiếu niên quốc gia. Họ là một cặp đầy sinh lực, và cùng nhau đi một bước đường dài để dần trở thành cặp đôi hay nhất trong các trường đại học.
Nhưng đến giữa mùa giải thì phong độ của họ “bốc hơi”. Bob chơi đặc biệt nghèo nàn, đánh hỏng những cú trả giao bóng và volley dễ nhất làm hoài phí những cú giao bóng rất tốt của Matt, do dự và thiếu quả quyết trong mỗi bước di chuyển. Tất cả gánh nặng của đôi đánh này dồn hết lên vai Matt.
Cuối cùng, Matt gặp tôi và nói: “Tôi nghĩ tôi cần một bạn chơi khác. Bob không làm được công việc của anh ấy, tôi không thể bao sân mãi cho anh ấy được”. Tôi không thể không đồng ý với Matt, đưa John vào thay Bob. Sau những bước khởi đầu tôi, cặp Matt-John đi xuống. John thậm chí còn tệ hơn cả Bob khi Bob tệ nhất.
Khi Matt gặp tôi phàn nàn về vấn đề này và yêu cầu thay đổi bạn chơi, tôi đã nhận ra một điều: Chính Matt là người hủy diệt những bạn chơi của mình.
Thông minh, tài năng, Matt có mọi thứ. Nhưng Matt căng thẳng và luôn có cảm giác không được bảo vệ (có nghiên cứu hai đặc tính trên là như nhau ở cả thiên tài lẫn người bất tài).
Matt đã “quật đổ” bạn chơi của anh ta bằng những cử chỉ mang quá nhiều cảm xúc khiến bạn chơi của anh ta luôn cảm thấy có lỗi.
Chỉ một cái nhăn mặt không có chủ tâm cũng khiến người bạn chơi cảm thấy điều đó rồi. Tiếp theo, bạn chơi của Matt rất sợ hãi với những lỗi đánh và rồi họ trở nên tê liệt mỗi khi đứng chung sân với Matt. Sau vụ John, tôi bố trí Matt đứng với một người thần kinh rất vững, vô cảm với những cảm xúc của Matt, và họ trở thành một cặp chơi tốt.
Vấn đề của Matt rất điển hình. Thay vì đơn giản là cố gắng thắng trận đầu anh ta quan tâm đến việc lỗi của ai nếu họ thua hơn. Đó là thảm họa. Nếu một thành viên trong cặp đấu nói những điều kiểu như “Tôi không bao giờ mắc double-fault” hay “Bạn chơi của tôi bỏ lỡ hai cú smash rất ngon ở những thời điểm quan trọng”, thì đó là dấu hiệu của thất bại. Những cặp đôi giỏi chỉ quan tâm đến chiến thắng, không cần biết lỗi của ai nếu họ thua, và họ luôn biết cách nâng sự tự tin của bạn chơi lên.
Một cặp đánh đôi giống như một cặp vợ chồng. Bạn chơi của mình càng hạnh phúc thì càng tốt cho mình. Đừng nói gì còn hơn là nói ra điều gì đó có thể khiến bạn chơi phật ý hay đẩy bạn chơi vào thế phải thay đổi sang những thứ không thoải mái với anh ta.
Thái độ của mình, được thể hiện qua lời nói hay ngôn ngữ cơ thể, có tác động rất lớn đến thái độ của bạn chơi. Luôn lạc quan và tích cực. Nếu mình chơi không tốt, đừng tỏ ra thoái chí. Nếu bạn chơi chơi không tốt, cố gắng đẩy tự tin của anh ta lên với những giúp đỡ vô điều kiện.
Tác giả Allen Fox, người Mỹ, là cựu tay vợt chuyên nghiệp, HLV tennis và là nhà tâm lý học thể thao. |
Tác giả bài viết: tín nghĩa dịch
Nguồn tin: Allen Fox