Kĩ Thuật cơ bản và Chống chấn thương trong cú Forehand

29/12/2014 | Thông tin hữu ích

Kĩ Thuật cơ bản và Chống chấn thương trong cú Forehand

Kĩ Thuật cơ bản và Chống chấn thương trong cú Forehand
Qua những bài viết, hình ảnh về các kĩ thuật rất bổ ích mà Ban quản trị đã post lên diễn đàn,đã cho mọi người học hỏi thêm mốt số kiến thức nhất định và mở mang thêm sự hiểu biết. Nay Tín Nghĩa xin góp thêm một vài kiến do kinh nghiệm và sưu tầm để mọi người cùng tham khảo cũng như xây dựng diễn đàn ngày càng Phong Phú.

Cú Forehand được cho là vũ khí LỢI HẠI thứ 2 sau cú Giao Banh nên được mọi người sử dụng 1 cách Triệt Để nhằm Hạ Gục đối thủ nhanh nhất.

Trước khi nói về cú Forehand mình xin nói sơ các lỗi mà chúng ta hay gặp:

1. Đợi banh rơi xuống quá thấp (bóng thấp hơn lưới sẻ dể vô lưới hơn và tốn lực hơn nên VĐV chuyên nghiệp thường ôm vô đánh bóng nhú '' bóng cao thời điểm cực đại''  )

2. Dùng lực nhiều nhưng banh đi không lẹ ( do cơ thể bị cứng khi đánh)

3. Tiếp xúc bóng trễ ( 1 phần do độ phán đoán bóng chậm )

4. Banh hay trúng cạnh vợt (do tay trái không chỉ vào bóng,chỉ nhìn hướng bóng mà đánh không nhìn kỉ bóng)

5 .Chỉ tập trung vào phần tay cầm vợt, ít sử dụng toàn cơ thể để đánh.

Để có được cú Forehand không mắc phải 1 trong những lỗi trên,đầu tiên mình muốn nói đến sự phối hợp nhịp nhàng của cơ thể,nói một cách dễ hiểu hơn:

Mọi người hãy tưởng tượng cơ thể ta là MỘT KHỐI, khi Hông(Eo) Xoay thì tức là Tay cũng Xoay theo (tránh trường hợp tay Hông(Eo) Xoay trước Tay đi Sau hoặc ngược lại). vì trong tennis lực Hông được sử dụng 70% và 30% còn lại là Tay mà thôi, giống như trong võ thuật hông là lực như nhưng nó phát huy sức mạnh hơn lực cương,vì vậy các VĐV chuyên nghiệp thường tập bài bổ trợ cho hông rất nhiều,để khi đánh bộ mở (chân không bước) khi bóng nhanh hay đở giao bóng. Nói thế để mọi người có thể hiểu được tầm quan trọng cuả Hông thế nào nhe !!!!!

Và bây giờ là kĩ thuật chi tiết cụ thể,cú Forehand được chia làm 4 phần:

1.  Mở Vợt:

- Tư thế : chân rộng bằng vai,vợt ngang với rốn.

- Song song mở vợt ra sau,

2. Ngồi ghế:

- Sau khi đã mở vợt,bạn hãy tưởng tượng ngồi xuống ghế (chùn chân thấp xuống)

- Như ngồi xuống ghế Đầu Gối không được qua ngón chân,cán vợt phải gần như tựa vào Đầu Gối phải(tránh trường hợp bị mở vợt quá rộng)

3. Chạm Banh: 

-  Xoay Hông và Tay cùng lúc nhé (Cơ thể mình là MỘT KHỐI )

- Chúng ta phải chạm banh thế nào?ở đâu?

Mọi người bây giờ hãy tưởng đang đứng Giưã đồng hồ, trước mặt chúng ta là 12h, chếch qua bên phải là 1h và 2h chính là nơi chúng ta tiếp xúc banh (tiếp xúc bóng trước tay trái,độ cao banh nảy lên bằng với Rốn của mình nhé

4. Kết thúc:

- Chúng ta kết thúc các động tác bằng cách đưa vợt lên trên vai thế nào để Bắp Tay có thể Chạm Cằm được (giống tư thế tay cầm ly nước đổ ra sau vai)

Như vậy là chúng ta đã xong các bước để có được cú forehand hoàn chỉnh,Tín Nghĩa cũng sẽ nói thêm vài điều để tránh chấn thương nhé.

Động tác ngồi ghế là để khi chúng ta Xuống Chân đúng kĩ thuật thì toàn bộ cơ thể chúng ta được nâng và chịu bởi Cơ Đùi Sau nhưng cũng động tác này mà bạn làm sai kĩ thuật thì đầu gối sẽ chịu lực rất lớn đây là 1 trong những lý do một số vđv phong trào bị đau gối vì vậy tư thế đúng là góc 2 chân mở 45 độ(song song).

Nói tới đau gối còn một khả năng để gặp nửa,tại sao cơ thể là MỘT KHỐI ??? vì có một số vận động viên không để ý tới việc phối hợp này nên khi đánh chỉ chú trọng tới việc xoay thân trên mà quên hẵng phần dưới. Bạn thử tưởng tượng những sợi dây chằng và khớp gối cuả ta mỗi ngày đểu được vặn,soắn ngược nhau như thế thì sẽ ra sao rồi đó.

Tác giả bài viết: Tín Nghĩa sưu tầm và chỉnh sửa

Nguồn tin: Nghia Prince

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây